Myboxcoin

Phân tích kỹ thuật

Phân tích kỹ thuật là một bước rất quan trọng khi bắt đầu trade tiền điện tử!
Nhằm hạn chế Rủi ro khi trade đến mức thấp nhất


Phân tích kỹ thuật trong trade coin là gì?


Phân tích kỹ thuật trong trade coin là quá trình xem xét các điều kiện thị trường hiện tại để dự đoán biến động giá trong tương lai.

Nó tập trung vào việc sử dụng biểu đồ để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự, để giúp các trader xác định giá coin lên hay xuống từ đó quyết định giao dịch với xác suất tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Tuy nhiên, Phân tích kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng vì giá thị trường biến động còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: Tin tứcsự kiện Halving Bitcoin1 main net mới thu hút nguồn vốn, …..


Ưu và nhược điểm của việc phân tích kỹ thuật


Ưu điểm

  • Giúp xác định các tín hiệu vào ra khi trade.
  • Tạo niềm tin khi mới trade.
  • Hạn chế rủi ro bị dính scam, fomo,…

Nhược điểm

  • Rất khó nắm bắt xu hướng thị trường , đặc biệt là đối với những người mới tham gia vào thị trường tiền điện tử.
  • Không đảm bảo việc chính xác tuyệt đối trong phân tích kỹ thuật.
  • Cần những nguồn thông tin đáng tin cậy.


Phân tích giao dịch


Từ những ưu và nhược điểm trên cho thấy việc phân tích kỹ thuật rất quan trọng khi bạn muốn trở thành 1 trader tạo ra lợi nhuận.

Nhưng phân tích kỹ thuật cũng chỉ là một trong những cách phân tích giao dịch mà thôi.

Phân tích giao dịch gồm 3 loại: phân tích cơ bảnphân tích kỹ thuật và phân tích tâm lý.

Chúng ta chỉ tìm hiểu về phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật trong bài viết này!

Vì mình không phải là một nhà tâm lý học.

Chúng ta sẽ tìm hiểu về phân tích cơ bản trước.


Phân tích cơ bản


khái niệm và mục tiêu của phân tích cơ bản


Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis) là phân tích các yếu tố bên trong đến các yếu tố bên ngoài của 1 dự án.

Từ những yếu tố đó chúng ta có thể xác định giá trị của dự án.

Mục tiêu cuối cùng của phân tích cơ bản là xác định liệu giá trị hiện tại là cao hơn hay thấp hơn so với giá cả đang được thị trường định giá, qua đó đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý hơn.


Cách phân tích cơ bản


phân tích cơ bản
Tokenomics của một số Token nổi bật

Tìm hiểu tổng quát


Phân tích cơ bản cũng giống như nghiên cứu một việc gì đó, chúng ta có thể phân tích theo trình tự:

  • Từ trên xuống: Đi từ thị trường chung ⇒ Ngành ⇒ Dự án.
  • Từ dưới lên: Phân tích dự án ⇒ Xem xét tổng quan ngành ⇒ Đánh giá thị trường chung.

Mỗi hướng đi sẽ có lợi riêng, cá nhân mình sẽ thích đi từ trên xuống, vì như vậy sẽ nắm được cái tổng quát, đưa ra được nhiều sự so sánh và có nhiều góc nhìn hơn.

Phân tích từ trên xuống sẽ có 2 bước chính:

  • Xác định các yếu tố bên ngoài, dự án có phải mảnh ghép thị trường đang cần?
  • Phân tích sâu vào dự án.
  • Tiềm năng tăng trưởng của dự án là bao nhiêu?

Đầu tiên, bạn cần xác định dự án đã có tồn tại hay chưa? dự án có phải là một phần còn thiếu của thị trường hay không?

Ở bước này bạn chỉ cần tìm hiểu:

  • Dự án thuộc lĩnh vực nào? (Deffi, NFT, Muilty chain,… )
  • Dự án đang nằm trong hệ sinh thái nào?

Như mọi người đã biết thì hiện nay Blockchain đang phân ra thành rất nhiều hệ sinh thái.

Cụ thể hơn là các nền kinh tế riêng, mỗi nền kinh tế sẽ có mỗi ngành, có sự cạnh tranh riêng.

Nếu dự án nằm trong hệ sinh thái không phát triển thì dự án đó cũng sẽ không phát triển được.

Ở bước tìm hiểu thị trường chung và ngành thì các bạn Search google về dự án nhé!

Bạn cũng có thể Search tìm dự án tại Myboxst nếu không có bạn có thể đề xuất vào comment bên dưới mình sẽ post 1 bài viết về nó sau!


Đi sâu vào dự án


Nếu như đã xác định vị trí tổng quát của dự án “tối thiểu là dự án có thể phát triển hay không!”, thì phân tích sâu vào dự án cho chúng biết được “dự án sẽ đi được đến đâu!”.

Có 3 yếu tố chính khi phân tích sâu vào một dự án.

  • Token: Yếu tố này bạn chỉ cần tìm hiểu về Tokennomics của dự án là được . Vì Tokenomics được xem là xương sống của một dự án khi ra mắt token.
  • Tìm hiểu tình hình phát triển hiện tại của dự án: điểm mạnh và vai trò của Token trong dự án, dữ liệu On-chain để đánh giá, ví dụ như TVL, Volume, số lượng holder, số lượng đối tác, doanh thu tạo ra,…
  • Đối thủ cạnh tranh: Bạn cần so sánh, đánh giá xem dự án có những điểm nào vượt trội hơn đối thủ, để chiếm được một vị trí trong thị trường cũng ngành. Ở bước này bạn cần tìm hiểu về: Đội ngũ phát triển, Roadmap, Backer, Cộng đồng,…  

Những bước này các bạn có thể tìm hiểu tại Web: coinmarketcap.com và trên những trang cộng đồng mạng như: Facebook, Twitter, Telegram,….


phân tích cơ bản 2

Nói tóm lại: phân tích cơ bản sẽ giúp bạn quyết định có tham gia đầu tư vào Token nào đó hay không!


Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis)


Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 2 trường phái chính của PTKT là: Price action và Indicator.


Trường phái Price action trong phân tích kỹ thuật


Dưới đây là những kiến thức mà bạn cần phải nắm khi bạn muốn trở thành trader theo trường phái này!

Lý thuyết Dow (phân tích kỹ thuật)


phân tích kỹ thuật 2


Lý thuyết Dow được biết đến như là cơ sở đầu tiên của các nghiên cứu kỹ thuật của thị trường.hầu hết các lý thuyết khác trong thị trường tài chính đều được phát triển dựa trên lý thuyết Dow.

Cơ sở xây dựng lý thuyết Dow chính là những biến động của bản thân thị trường không hề liên quan đến các vấn đề trong lý thuyết phân tích cơ bản.

Lý thuyết Dow không chỉ được áp dụng trên các thị trường tài chính như Forex, chứng khoán, tiền điện tử mà nó còn đúng với sự phát triển hàng nghìn năm của lịch sử nhân loại.

Lý thuyết Dow đưa ra 3 giả thuyết chính sau:

– Không một ai có thể thao túng thị trường tài chính trong thời gian dài (chỉ đúng với những coin có CAP lớn).

– Giá cả là cơ sở phản ánh thị trường tốt nhất.

– Luôn tồn tại 3 xu hướng trong thị trường là: Xu hướng chính (Cấp 1), Xu hướng thứ cấp (Cấp 2), Xu hướng ngắn hạn (Xu hướng nhỏ).


Sóng Elliott (phân tích kỹ thuật)


Theo lý thuyết Elliott thì thị trường có xu hướng sẽ đi theo mô hình sóng 5-3: 5 sóng đẩy và 3 sóng điều chỉnh.


Sóng Elliott 1 phân tích kỹ thuật
5 đẩy 3 điều chỉnh (Mark Up)
Sóng Elliott 2 phân tích kỹ thuật
5 đẩy 3 điều chỉnh (Mark down)
Sóng Elliott 3 phân tích kỹ thuật
Sóng nằm trong sóng

Các quy tắc của sóng Elliott :

  • Sóng 3 không phải là sóng ngắn nhất
  • Và Sóng 2 không vượt điểm xuất phát của sóng 1
  • Sóng 4 không bao giờ đi vào vùng của sóng 1
  • Sóng 2 và 4 thường bật lại ở các vùng Fibonacci Retracement.


Dãy số Fibonacci: Fibonacci retracement và Fibonacci extension là gì?


Dãy số Fibonacci theo toán học là dãy số bắt đầu từ số 0 và 1. Đồng thời số sau bằng tổng 2 số trước đó. Ví dụ dãy Fibonacci: 1, 1, 2, 3, 5, 8 ….


dãy fibonacci
hình ảnh minh họa dãy Fibonacci

Dãy Fibonacci có Tổng 2 số liền kề chia cho số lớn = số lớn chia cho số nhỏ (liền kề) ~1.618 . Cặp số càng lớn sẽ càng gần 1.618.

Ví dụ: 55/34 ~ 1.618 và (55+34)/55 ~1.618.

Hoặc ngược lại, Hiệu 2 số liền kề chia cho số nhỏ = Số nhỏ chia số lớn (liền kề). Cặp số càng lớn sẽ càng gần 0.618.

Ngoài ra nếu lấy số bất kỳ trong dãy Fibonacci chia cho số trước đó 2 số hạng thì sẽ được tỉ lệ ~ 2.618,

Từ đó suy ra tỷ lệ fibonacci phổ trong phân tích kỹ thuật là : 23.6% và 76,4%38.2% và 61.8% , 161.8% và 261.8% ,

Fibonacci retracement

Retracement (Tiếng anh có nghĩa là thối lui/hồi quy).

Trong giao dịch thì Fibonacci retracement chính là vùng điều chỉnh/tích lũy/phân bổ (Re accumulation/Re distribution) dùng để xác định mức hỗ trợ/kháng cự.


Fibonacci retracement 1
xu hướng tăng
Fibonacci retracement 2
xu hướng giảm

Theo Fibonacci retracement thì giá điều chỉnh sẽ điểu chỉnh về các tỉ lệ Fibonacci của đợt sóng tăng gần nhất trước đó theo tỉ lệ : 38.2% , 61.8% , 161.8% và 261.8%.

Ví dụ các trader ngắn hạn thường tìm điểm mua tại mức điều chỉnh 23.6% , 38.2% , 50% , 61.8% , 76.4%…


Fibonacci Retracement


Cách Vẽ Fibonacci:

  1. Chọn điểm khởi đầu là đỉnh của đợt tăng giá.
  2. Chọn điểm kết thúc là chân của đợt tăng.
  3. Khi đó tỷ lệ Fibonacci sẽ xuất hiện trên biểu đồ.

biểu đồ fibonacci


Kết luận: Fibonacci retracement dùng để xác định điểm mua vào.

Fibonacci Extension

Cách vẽ Fibonacci Extension trái ngược với Fibonacci Retracement.

Và đây là cách để bạn dùng để xác định điểm chốt lời.


biểu đồ fibonacci 2


Ngưỡng hỗ trợ và Kháng cự


Hỗ trợ và Kháng cự hay gọi chung là rào cản trong giao dịch, cản tức là đến các vùng đó giá khó có thể vượt qua. Có 3 loại cản chính: Cản cứng, cản mềm và cản tâm lý.

  • Cản cứng: Đỉnh cũ, Đáy cũ, Đường xu hướng, Kênh giá, các mức Fibonacci.
  • Cản mềm: Các đường trung bình, Đường EMA.
  • Mức cản tâm lý: Các số tròn của giá. ví dụ 4000, 5000…, các mức tăng/giảm tâm lý 5%, 10%….

Ngoài những lý thuyết về Elliott, lý thuyết dow, Fibonacci,…. thì các bạn nên tìm hiểu về trade theo kiểu mô hình nến cơ bản như: Open price, High price, Low price, Close Price, Time Frame ,Indicator của “trường phái chuyên dùng Indicator” sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc trade.


Một số công cụ của trường phái thường dùng Indicator


Dưới đây là một số công cụ mà trường phái Indicator thường dùng nhất là: Bollingers band,Time Frame, RSI, MACD, 


Indicator là gì?

Indicator là chỉ báo trong giao dịch.

Có 02 loại chỉ báo:

  • Chỉ báo nhanh – Chỉ báo giao động (Leading indicator hay Oscillator): Stochastic, RSI,…
  • Chỉ báo chậm – Chỉ báo động lượng (Momentum Indicator) : Đường trung bình MA, đường EMA, MACD

Bollingers band


bollingers band


Bollingers band giúp bạn xác định vùng giá dao động trong Khung thời gian Time Frame.


Time Frame


Time Frame là khung thời thể hiện của biểu đồ giá. Có nhiều khung thời gian được sử dụng, phổ biến là 1 năm, 1 tháng, 1 tuần, 1 ngày, 4 giờ, 1 giờ, ….

Nó sẽ giúp bạn dễ đánh giá về giá cả của token ở thời điểm cố định.


Time Frame


MACD (Moving Average Convergence Divergence)


MACD


Là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một đường chỉ báo kỹ thuật được tạo ra bởi nhà phát minh Gerald Appel vào năm 1979. 

Đường MACD được tính bằng độ chênh lệch giữa 2 trung bình trượt số mũ. Thông thường đó là 2 trung bình trượt số mũ của 2 chu kỳ 12 ngày và 26 ngày.


Công thức tính MACD


MACD = EMA (12) – EMA (26)

Trong đó: EMA (12) và EMA (26) là giá trị trung bình trượt với chu kỳ 12 ngày và 26 ngày.

Như vậy, nếu giá trị trung bình trượt 12 ngày lớn hơn giá trị trung bình trượt 26 ngày thì MACD dương. Ngược lại, nếu giá trị trung bình 12 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình 26 ngày thì MACD âm.


Cấu tạo của chỉ báo MACD


  • Đường MACD = EMA (12) – EMA (26)
  • Đường Signal: Đây chính là đường EMA (9) của đường MACD
  • Histogram = Đường MACD – Đường Signal 


Sử dụng MACD trên hai khung thời gian


Giả sử bạn đang giao dịch trên khung thời gian H4, bạn cần phải xác định thêm 1 khung thời gian lớn hơn đồng thời xác định xu hướng của khung thời gian đó, tạm gọi là khung D1.

  • Bước 1: Xác định xu hướng của khung D1

Trong trường hợp đường MACD cắt đường Signal thì xu hướng của khung D1 là xu hướng lên, bạn tìm điểm BUY trên khung H4.

Nếu đường MACD cắt đường Signal hướng xuống dưới thì xu hướng của khung D1 là xu hướng xuống, nhà đầu tư cần tìm điểm SELL trên khung H4.

  • Bước 2: Tìm điểm vào lệnh trên khung H4

Để tìm điểm SELL, nhà đầu tư chờ cho đến khi đường MACD cắt xuống Signal trên khung H4.

Để tìm điểm BUY, bạn chờ đúng thời điểm đường MACD cắt lên Signal trên khung H4.

MACD chính là một chỉ báo hữu ích, giúp các nhà đầu tư nhận biết xu hướng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.


Phân kỳ trong phân tích kỹ thuật


Trong phân tích kỹ thuật có 2 loại phân kỳ chính là : Phân kỳ thường và phân kỳ kín.

Phân kỳ thường

Phân kỳ thường giúp xác định điểm đảo chiều, xu hướng từ tăng sang giảm hoặc ngược lại.

Đường giá trong xu hướng tăng LL và HL


Phân kỳ thường tăng

  • LL: Tạo bởi 2 đáy : đáy 2 < đáy 1
  • HH: Tạo bởi 2 đáy RSI : đáy RSI 2 > đáy RSI 1

Đường giá trong xu hướng Giảm HH và LH


Phân kỳ thường giảm

  • HH: Tạo bởi 2 đỉnh : đỉnh 1 < đỉnh 2
  • HH: Tạo bởi 2 đỉnh RSI : đỉnh RSI 2 < đỉnh RSI 1

Phân kỳ kín

Đường giá trong xu hướng tăng HL và LL


Phân kỳ kín tăng

  • HL: Tạo bởi 2 đáy => đáy 1 < đáy 2
  • LL: Tạo bởi 2 đáy RSI => đáy RSI 2 > đáy RSI 1

Đường giá trong xu hướng giảm LH và HH


Phân kỳ kín giảm

  • LH: Tạo bởi 2 Đỉnh => Đỉnh 2 < Đỉnh 1
  • HH: Tạo bởi 2 đỉnh => Đỉnh 2 > Đỉnh 1

Lời kết


Trên đây là toàn bộ những hướng dẫn phân tích kỹ thuật Trade Coin.

Ngoài những phân tích trên còn có rất nhiều yếu tố ảnh hướng đến giá cả BTC như: Chỉ Số Fear & Greed , Tỷ lệ Long short, Chỉ số BTC mà whales đưa lên sàn,…..


Các bạn có thể xem tại :

Chỉ Số Fear & Greed


Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn mới tham gia vào thị trường tiền điện tử.

Chúc bạn thành công!

Một số ví và sàn giao dịch thường dùng!


Có Thể bạn quan tâm:

Post a Comment

Previous Post Next Post