Myboxcoin

  

Hình ảnh hiện không có trên blog

Blockchain là gì?

Bạn đã nghe về Bitcoin rồi phải không nào?

Nếu đã biết về Bitcoin thì không thể nào không biết Blockchain.

Công nghệ Blockchain được xem như tương lai của ngành công nghệ hiện đại.

Được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực như: tài chính, thương mại điện tử, giáo dục,…..

Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Blockchain nhé!



Ai là người tạo ra Blockchain và Blockchain là gì?


Satoshi Nakamoto là người đã phát minh và tạo ra Blockchain vào năm 2008. Và được ứng dụng thực tế với Bitcoin vào năm 2009.


Blockchain là gì?


Blockchain là một chuỗi (chain) gồm nhiều khối dữ liệu (block) liên kết lại với nhau.

Trong đó:

Những block sẽ được mã hóa để bảo đảm an toàn của những dữ liệu trong khối.

Sau khi mã hóa, block sẽ được khóa lại và liên kết với một block được tạo ra trước đó.

Để tạo thành một chuỗi liên kết được mở rộng theo thời gian, bằng cách phân phát những block này cho các thợ đào tham gia vào mạng lưới blockchain.

Lưu ý: sau khi bị khóa, chúng ta sẽ không thể thay đổi những dữ liệu trong block được nữa!

Ví dụ: khi ta thay đổi block B trong chuỗi thì toàn bộ dữ liệu sau block B sẽ bị lỗi và vô hiệu hóa!


hình ảnh minh họa block chain là gì 1
Hình ảnh minh họa blockchain

nếu muốn thay đổi thì phải thay đổi nguyên chuỗi blockchain.

Blockchain được sử dụng làm gì?

Nhờ có tính bảo mật và an toàn cao, cũng như tính mở rộng theo thời gian của chuỗi

nên blockchain có thể:

  • Dùng làm sổ điện tử lưu trữ dữ liệu thay cho giấy tờ ( tránh trường hợp bị mất, bị cháy, ….)
  • Giảm thiểu chi phí để in ấn, sao kê, thuê nhân viên….
  • Tránh trường hợp mất dữ liệu ( nhờ tính phân tán cho người dùng trong mạng lưới blockchain. nếu mất dữ liệu 1 nơi thì vẫn còn rất nhiều nơi còn lưu trữ dữ liệu).

Blockchain hoạt động như thế nào?


Hình ảnh hiện không có trên blog
Hình ảnh minh họa cơ chế hoạt động của blockchain


Khi Block 1 được tạo ra sẽ lưu thông tin giao dịch 1 và được gắn 1 đoạn mã HASH 1 (gồm 25 kí tự): A2J5I4K3UI58F9GO9RI690DKI .

Khi giao dịch thứ 2 được thực hiện thì Block 2 sẽ được tạo ra để lưu thông tin giao dịch 2

và được gắn đoạn mã HASH 2 theo quy tắc sau:

HASH 2 = HASH 1 + N (có thể thay đổi)

đồng thời HASH 2 chỉ hợp lệ khi đủ điều kiện mà hệ thống quy định trước

Ví dụkí tự thứ 10 của mã HASH 2 là một số < 5 chẳng hạn.

Do thông tin của mã HASH 1 đã cố định và N có thể thay đổi nên những máy đào coin sẽ gởi liên tục số N bất kì cho đến khi thỏa mãn điều kiện trong ví dụ trên.

Nếu đủ điều kiện thì máy sẽ gửi thông tin Block 2 đến những máy đào khác trong mạng blockchain để kiểm tra và lưu lại sau đó mới gắn mã HASH 2 cho block 2.

Block 3 cũng được tạo ra theo cách tương tự Block 2.

Như vậy, thông tin trong 1 Block cũng sẽ được lưu trữ trong tất cả các Block khác!

Và đó là đặc điểm về Distributed (Cơ chế đồng thuận phân tán đồng đẳng).


Các phiên bản của blockchain

Hiện nay Blockchain có 4 phiên bản chính:


Hình ảnh hiện không có trên blog
Hình ảnh minh họa 4 version của blockchain


Blockchain 1.0 : Tiền điện tử (blockchain là gì?)


Đây là phiên bản đầu tiên của công nghệ blockchain.

Với ứng dụng thực tế là sự ra đời của Bitcoin.

Phiên bản này biến blockchain thành sổ điện tự lưu trữ thông tin giao dịch, xử lí những giao dịch bằng tiền điện tử một cách rõ ràng và minh bạch. Nói chung là tạo lập một hệ thống thanh toán online dùng để trao đổi ngoại tệ.


Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh phi tập trung (blockchain là gì?)


Phiên bản này đưa blockchain vào các ứng dụng tài chính và thị trường online nhằm mở rộng quy mô và sức ảnh hưởng của blockchain.

Hợp đồng thông minh phi tập trung cho phép những cuộc giao dịch tiền điện tử online hoạt động một cách tự động hóa, phi tập trung và không cần trung gian.

Từ đó, Hạn chế tối đa kẻ xấu can thiệp vào những cuộc giao dịch, giúp giảm mạnh các chi phí xác thực, vận hành, chống gian lận và tăng tính minh bạch


Blockchain 3.0: Những ứng dụng phi tập trung (DApps) (blockchain là gì?)


DApp là từ viết tắt của Decentralized Application.

Giúp mở rộng trải nghiệm giao diện của người dùng, tăng hiệu suất giao dịch trên blockchain và đưa blockchain vào những lĩnh vực khác.

DApp họa động như một phần mềm (APP) bình thường. Nhưng được lưu trữ phân tán phi tập trung khác với các ứng dụng truyền thống chỉ chạy trên một hệ thống duy nhất.


Blockchain 4.0: Công nghiệp (industry)


Công nghệ Blockchain 4.0 là phiên bản Blockchain mới nhất hiện nay. Nó cung cấp một môi trường định hướng doanh nghiệp, phục vụ việc tạo và chạy các ứng dụng , đưa ra giải pháp và cách giải quyết các bài toán kinh doanh.

Phiên bản này đưa Blockchain vào các ngành công nghiệp thông qua các hệ sinh thái khác nhau nhằm khẳng định vị trí của công nghệ Blockchain trong đời sống.


Những cơ chế của Blockchain


Để hiểu hơn blockchain, cần nắm được những cơ chế này !


Tính toán tin cậy (trusted computing)


Khi bạn kết hợp các nền tảng đằng sau mỗi chuỗi khối, cơ chế đồng thuận phi tập trung và hợp đồng thông minh, bạn sẽ nhận ra rằng chúng hỗ trợ cho việc truyền bá các nguồn lực và giao dịch trên một mặt phẳng theo một cách ngang hàng, và trong khi làm điều đó, chúng cho phép các máy tính tin tưởng lẫn nhau ở một mức độ sâu.

Vai trò của blockchain là người xác nhận giao dịch minh bạch, mỗi khối ngang hàng có thể tiếp tục tin tưởng lẫn nhau tuân theo các quy luật tin tưởng tuyệt đối của công nghệ.


Bằng chứng công việc (Proof of work)


Tại trung tâm của hoạt động chuỗi khối là khái niệm then chốt của “bằng chứng công việc”, một phần tầm nhìn được tích hợp sẵn của Satoshi Nakamoto cho vai trò của chuỗi khối trong việc xác thực các giao dịch. Nó được biểu hiện là một rào cản lớn ngăn cản người dùng thay đổi dữ liệu trên chuỗi khối mà không sửa lại bằng chứng công việc.

Bằng chứng công việc là khối then chốt xây dựng nên blockchain vì nó không thể “sửa lại” và được bảo vệ thông qua sức mạnh của hàm hash mã hóa.


Bằng chứng Cổ phần(Proof of Stake)


Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Decred, Peercoin và trong tương lai là Ethereum và nhiều loại tiền mã hoá khác. Cơ chế đồng thuận này phân cấp hơn, tiêu hao ít năng lượng và không dễ gì bị đe doạ.


Uỷ quyền Cổ phần(Delegated Proof-of-Stake)


Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Steemit, EOS, BitShares. Cơ chế đồng thuận này có chi phí giao dịch rẻ; có khả năng mở rộng; hiệu suất năng lượng cao. Tuy nhiên vẫn một phần hơi hướng tập trung vì thuật toán này lựa chọn người đáng tin cậy để uỷ quyền.


Bằng chứng Uỷ nhiệm (Proof of Authority)

Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến thường thấy trong POA.Network, Ethereum Kovan testnet. Cơ chế đồng thuận này có hiệu suất cao, có khả năng mở rộng tốt.

Đồng thuận chống gian lận (Byzantine Fault Tolerance)

Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Hyperledger, Stellar, Dispatch, và Ripple. Cơ chế đồng thuận này có năng suất cao; chi phí thấp; có khả năng mở rộng. Tuy nhiên vẫn chưa thể tin tưởng hoàn toàn. Thuật toán này có 2 phiên bản là:

  • Practical Byzantine Fault Tolerance (Đồng thuận chống gian lận / Tướng Byzantine bao vây Blockchain trong thực tế)
  • Federated Byzantine Agreement (Liên minh Byzantine cùng đồng thuận)

Thuật toán tô pô (Directed Acyclic Graphs)

Đây là cơ chế đồng thuận thường thấy trong Iota (công nghệ Tangle), Hashgraph, Raiblocks/Nano (công nghệ Block-lattice), là một đối thủ của Blockchain.

Bằng chứng Khối lượng (Proof-of-Weight)

Đây là cơ chế đồng thuận phổ biến trong Algorand, Filecoin. Cơ chế đồng thuận này có thể tuỳ chỉnh và khả năng mở rộng tốt. Tuy nhiên quá trình thúc đẩy việc phát triển sẽ là một thử thách lớn.


Ứng dụng của blockchain (blockchain là gì?)


Như đã biết thì ứng dụng đầu tiên của blockchain là trong Bitcoin, sau này nó được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tiền điện tử (Cryptocurrency).

Nhưng hiện nay, bitcoin đã được mở rộng trên những ngành công nghiệp khác. như:

  • quản lý chính phủ
  • Thẻ nhận diện công dân
  • An Ninh – Quốc phòng
  • Mã hóa thông tin
  • Trong ngành sản xuất
  • Trong ngành Y Tế
  • Giao dịch bất động sản
  • Tiện ích công cộng
  • Thuế và hóa đơn điện tử
  • Bảo hiểm
  • Quảng cáo
  • Những thành phố thông minh
  • Công nghiệp dầu mỏ
  • Ứng dụng Blockchain trong Game
Xem thêm

Lời kết

Bài viết này được tổng hợp từ nhiều nguồn đáng tin cậy trên internet.

Hi vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích và dễ hiểu nhất cho các bạn. Giúp bạn hiểu rõ hơn về công nghệ blockchain. Cũng như sức ảnh hưởng của nó trong thời điểm hiện tại và tương lai.

Chúc các bạn thành công!

nguồn:

vi.wikipedia.org

myboxst.com



Post a Comment

Previous Post Next Post